Bạn có bao giờ hỏi

CẬU CHUYỆN VỀ CÔNG VIỆC PART TIME KHI ĐI DU HỌC

Đó là câu hỏi muôn thuở của các bạn du học sinh “ có nên đi làm thêm khi đi du học hay không?” Bởi đi làm thêm không phải chỉ là giảm gánh nặng kinh tế mà còn nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực khác nữa. Cùng tỉm hiểu thêm về câu chuyện này để có quyết định cho mình nhé!

Những điểm tạo ra chúng ta những điều “tích cực”

 

ĐẦU TIÊN LÀ "TIỀN ĐÂU"

 

“Tiền” và sự tự chủ về tài chính luôn là lý do hàng đầu của mọi sinh viên khi quyết định đi làm thêm. Việc có thêm một khoản thu nhập dù không quá nhiều để phụ giúp gia đình và dành riêng cho bản thân tạo ra cảm giác tự lập và sự tự tin cho các du học sinh. Đây là bước thay đổi rất quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của đa số du học sinh.

 

NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ

 

Hầu hết các việc làm thêm tại nước ngoài đều bao gồm sự tương tác liên tục với khách hàng, đồng nghiệp,… Qua quá trình giao tiếp và làm việc này, du học sinh sẽ có cơ hội cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh của minh. Chưa kể đến, các bạn còn có cơ hội được học thêm rất nhiều thứ tiếng khác nhau từ khách hàng, đồng nghiệp quốc tế.

 

BIẾT QUẢN LÝ THỜI GIAN

 

Việc dành ra 15-20 giờ/tuần cho việc làm part-time sẽ khiến du học sinh trở nên rất bận rộn. Tuy nhiên cũng nhờ vậy mà các bạn có thể phát triển kỹ năng quản lý thời gian của mình. Không chỉ giúp du học sinh có thể kiểm soát các công việc của mình mà còn đem lại vô số lợi ích cho sự nghiệp sau này.

 

TÁC PHONG CHUYÊN NGHIỆP

 

Việc làm part-time cũng giúp du học sinh được rèn luyện một tác phong làm việc chuyên nghiệp từ sự chỉnh chu, đúng giờ, tinh thần trách nhiệm đến cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp,… Đó đều là những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển sự nghiệp về sau.

 

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

 

Các điểm mạnh, yếu, sở thích nghề nghiệp, khả năng tiềm ẩn của bản thân,… sẽ được các du học sinh nhận ra qua quá trình làm thêm. Các bạn sẽ có thể biết được rằng mình muốn gì, mình làm tốt việc gì và mình thực sự yêu thức công việc như thế nào,..Việc này giúp cho việc định hướng nghề nghiệp trở nên dễ dàng và phù hợp hơn.

 

CƠ HỘI KẾT NỐI (NETWORKING)

 

Các mối quan hệ mà bạn có được trong quá trình làm thêm (khách hàng, quản lý, đồng nghiệp,…) sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho bạn trong tương lai.

 

Những điểm làm các bạn nghĩ là “tiêu cực”

 

ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE

 

Sức khỏe của bạn sẽ chịu ảnh hưởng xấu bởi stress và các mối nguy hiểm nghề nghiệp khi bạn làm thêm quá sức trong thời gian dài. Các du học sinh làm thêm qua giới hạn cho phép thường bị mất ngủ, mệt mỏi, mất tập trung,… chưa kể đến triệu chứng nặng hơn.

 

ẢNH HƯỞNG HỌC TẬP

 

Do quá để tâm tới việc làm part-time, rất nhiều du học sinh đã bị mất tập trung, bỏ bê việc học trên lớp dẫn đến sự sa sút rõ ràng trong học tập. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính, thời gian và công sức các bạn bỏ ra cho việc hoàn thành chương trình học của mình.

 

ÍT THỜI GIAN DÀNH CHO BẢN THÂN

 

40 tiếng học full-time và 20 tiếng làm part-time chưa kể đến các hoạt động khác, sẽ ngốn hết thời gian trong tuần của du học sinh. Việc mệt mỏi, stress là điều ko thể tránh khỏi. Đôi khi vì muốn giải toả rất nhiều sinh viên đã tìm đến các loại thuốc và chất gây nghiện. Tác hại của điều này là cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, học tập, tinh thần và cả về sự nghiệp sau này của các du học sinh.

 

Những lưu ý nhỏ cho các bạn du học sinh

 

Vậy du học sinh có nên tìm việc làm part-time không? – câu trả lời hãy để các bạn tự lựa chọn nhé! Nhưng đối với những lợi ích từ việc làm part-time rất cần thiết trong việc trưởng thành và phát triển bản thân của chúng ta, vì vậy Ad vẫn khuyên các bạn là “có” J. Tuy nhiên, làm thêm đúng mục đích, hiệu quả, phát huy tối đa ích lợi và giàm thiểu tác hại mới là điều quan trọng. Vì vậy, du học sinh cần cân nhắc các điều sau trước khi quyết định đi làm thêm.

 

HÃY ƯU TIÊN TỐI ĐA VIỆC HỌC

 

Đừng quên mục tiêu chính của một du học sinh khi đi du học là hoàn thành chương trình học một cách tốt nhất. Bạn không thể phát triển sự nghiệp dễ dàng từ việc làm thêm, nhất là đối với một du học sinh nên tấm bằng đại học, cao học có giá trị hơn rất nhiều.

 

PHẢI BIẾT SẮP XẾP THỜI GIAN

 

Khi các bạn càng bận rộn, càng cần khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Bạn cần phải biết việc nào quan trọng hơn, việc nào cần giải quyết trước,… như vậy mới tránh được ảnh hưởng xấu của việc làm thêm đến quá trình học tập.

 

GẶP VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH – HÃY XIN HỌC BỔNG

 

Trong trường hợp gặp phải vấn đề tài chính, đừng dốc sức làm thêm một cách không suy nghĩ để kiếm tiền mà chểnh mảng việc học. Các trường đại học và chính phủ luôn có các dạng học bổng, các chính sách hỗ trợ cho du học sinh quốc tế.

 

Chúc các bạn thành công